Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

GIÁ TRỊ TỪ VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA NGƯỜI NHẬT


Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò. Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.

Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, việc học hỏi các quốc gia tiến bộ là xu hướng thức thời. Và Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào là một ví dụ điển hình mà chúng ta nên học hỏi và trân trọng.
1. Tôn trọng danh thiếp
Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cuối người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
Chúng ta học được gì từ đó?
Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.Japanese-1.jpg
Khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian đọc thông tin trên đó mà nhờ đó bạn có thể nhớ tên và hoạt động kinh doanh của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn quá máy móc mà áp dụng nguyên xi Meishi kokan, bạn có thể bị cho là “có vấn đề” đấy.
2. Tôn kính “cây cao bóng cả”
Trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người cấp cao nhất hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người này.
Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.
Chúng ta học được gì từ đó?
Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải và những đóng góp quan trọng của họ cho công ty.
Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác.
3. Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng, động lực làm việc và sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Chúng ta học được gì từ đó?
Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, bạn hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn. Bạn nên ghi mục tiêu của công ty vào một quyển sổ tay để theo dõi xem những gì mình làm có phù hợp với mục tiêu ấy không. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy.
4. Làm việc nghiêm túc
Người Nhật rất coi trọng công việc. Họ nổi tiếng là những người làm việc rất hăng say và thường rời văn phòng về nhà rất muộn. Người Nhật còn nổi tiếng là những người thể hiện tình cảm rất chừng mực. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.
Chúng ta học được gì từ đó?
Tất nhiên bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, vì một không khí làm việc quá nghiêm túc sẽ gây cảm giác ngột ngạt. Nhưng cũng không có lý do gì để bạn cư xử như thể đó là nhà của mình. Bạn nên duy trì một tư thế làm việc chuyên nghiệp nơi công sở. Nghiêm túc trong công việc còn giúp tăng năng suất công việc của bạn.
5. Sống vì tập thể
Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất.
Nhiều nhà quản lý Tây Âu khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại khi áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể.
Chúng ta học được gì từ đó?
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình, và ở đó ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể dung dưỡng những cá nhân yếu kém ẩn mình dưới một tập thể lớn mạnh. Điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân” đó.
6. Làm hết sức, chơi hết mình
Sau một ngày làm việc cật lực, các nhân viên Nhật Bản không ngại tìm cách giải tỏa stress. Họ thường đến các quầy bar để trút bầu tâm sự.
Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò. Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.
Chúng ta học được gì từ đó?
Giải trí là một phần quan trọng không kém trong một ngày làm việc, giúp giải tỏa căng thẳng và giữ thăng bằng trong công việc. Bạn hãy nhớ, khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, bạn hãy luôn là một phần không tách rời của nhóm.

ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG


Giúp đỡ mọi người: Một mình bạn có thể làm tốt được mọi việc không. Chắc chắn là không. Vì vậy bí quyết đằng sau thành công của những người thành đạt chính là khả năng họ làm việc “ăn rơ” với tất cả mọi người. Sự làm việc “ăn rơ” ấy xuất phát từ việc họ không nề hà giúp đỡ những người xung quanh trong khả năng của họ. Tinh thần làm việc đồng đội không chỉ giúp cho bạn và mọi người dễ dàng giải quyết các khó khăn mà về sau, bạn sẽ có những đồng sự hỗ trợ đắc lực khi bạn gặp khó khăn.  

Trong tác phẩm Đường đến thành công, tác giả Thomas Robarge cho rằng muốn hiện thực hóa những ước mơ của mình, bạn phải có sự trải nghiệm và những phẩm chất cần thiết. Đó là:
Thái độ lạc quan: Thái độ lạc quan giúp bạn dễ dàng ứng phó với khó khăn trắc trở và giúp bạn hành động hiệu quả hơn, sáng suốt hơn trong mọi công việc.
Sự linh động: Phải biết linh động thay đổi trong mọi tình huống, nhất là trong cuộc sống xô bồ và “dễ đổi thay” như ngày nay. Bạn thử tưởng tượng: Hôm nay, bạn đang làm những chuyện mà 5 năm trước, bạn không dám nghĩ đến!
Niềm tin: Không có sức mạnh nào lớn hơn niềm tin vào năng lực của chính mình. Bạn chắc còn nhớ tác phẩm “Tình yêu cuộc sống” nổi tiếng của Jack London? Nếu không có niềm tin tuyệt đối và sự quý yêu cuộc sống vô vàn của nhân vật chính, anh ta hẳn đã chết trong băng tuyết cực lạnh của Bắc Cực rồi.  Vì vậy, để thành công, bạn hãy luôn tâm niệm trong lòng mình “Tôi làm được, tôi phải làm được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ chiến thắng!”

Tôi có thể là những gì tôi muốn: Vì vậy, bạn luôn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Một đứa trẻ lớn lên có thể trở thành một chính khách vĩ đại, một thương gia giàu có, một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử. Cũng như Siemens, người khi còn bé có một gia cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng ông đã kiên quyết đeo đuổi việc học và nghiên cứu để trở thành một chuyên gia cơ khí, một thương gia lỗi lạc của thế giới, và ông được vinh danh đặt tên cho hãng điện tử Siemens nổi tiếng ngày nay.
Tự kỷ thành công của mình: Đây là một cách tự kỷ để giúp cho tinh thần của bạn thêm phấn chấn. Bạn hãy hỏi: “Mình sẽ được gì nếu đạt được mục tiêu đề ra?” và hãy liệt kê những “thành quả tương lai” của bạn. Thành công trong tâm tưởng bạn sẽ “quyến rũ” thành công thực sự.
Luôn nuôi dưỡng động lực mọi lúc mọi nơi: Hãy viết ra những mục tiêu của bạn trên giấy và luôn đem theo chúng bên mình để xem đi xem lại khi có thể. Nếu mục tiêu là “vật hữu hình”, hãy vẽ nó ra và đặt ở những nơi quan sát được. Điều này sẽ giúp bạn hâm nóng bầu nhiệt huyết của mình.
Thất bại: “Thất bại là mẹ thành công”, và bất cứ ai thành công cũng đều đã từng nếm qua vị đắng của thất bại.
Thế nhưng, thất bại chính là hình bóng đứng sau thành công và bạn phải biết cám ơn nó. Những người thành công là những người có nhiều trải nghiệm, họ đã từng phải ứng phó, đối mặt và học hỏi rất nhiều từ thất bại của mình.
Nếu bạn đã thất bại, không có nghĩa bạn đã thua. Bạn phải tìm ra nguyên nhân và học hỏi từ nó để có thể rút ra bài học cho riêng mình và tiếp tục tiến bước đến thành công.
Lên danh sách những khó khăn gặp phải: Muốn đạt được mục tiêu, bạn phải nắm rõ những khó khăn gặp phải. Chẳng hạn nếu bạn thiếu thời gian hoàn thành công việc nào đó, bạn phải ghi rõ nguyên nhân.
Tiếp đến, để vượt qua khó khăn, hãy liệt kê 5-6 nhiệm vụ cần hoàn thành. Nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ở vị trí đầu tiên. Lên kế hoạch hoàn thành từng nhiệm vụ một theo thứ tự ưu tiên. Bạn càng tìm nhanh giải pháp, bạn càng nhanh thoát khỏi những khó khăn gặp phải.
Đi tìm những khoảng lặng: Hãy tập thực hành “thiền định”, suy nghĩ và lên kế hoạch giải quyết vấn đề trong một không gian tĩnh lặng. Nếu khó khăn quá nghiêm trọng, bạn đừng giải quyết ngay. Hãy tìm một không gian yên ắng và dành thời gian để suy nghĩ về nó.
Giúp đỡ mọi người: Một mình bạn có thể làm tốt được mọi việc không. Chắc chắn là không. Vì vậy bí quyết đằng sau thành công của những người thành đạt chính là khả năng họ làm việc “ăn rơ” với tất cả mọi người. Sự làm việc “ăn rơ” ấy xuất phát từ việc họ không nề hà giúp đỡ những người xung quanh trong khả năng của họ. Tinh thần làm việc đồng đội không chỉ giúp cho bạn và mọi người dễ dàng giải quyết các khó khăn mà về sau, bạn sẽ có những đồng sự hỗ trợ đắc lực khi bạn gặp khó khăn.  
Bạn thấy đó, thành công không nằm xa tầm tay của bạn. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà mình yêu thích. Thành công hay thất bại, tất cả đều do chúng ta quyết định. Vậy thì bạn hãy dành thời gian đi tìm giấc mơ cho mình và HIỆN THỰC HÓA chúng.  

CÁCH GIỮ "LỬA" ĐAM MÊ CÔNG VIỆC


Bạn là chuyên viên PR, hẳn việc viết thông cáo báo chí, giao tế cùng các phóng viên báo đài, xử lý khủng hoảng… thú vị hơn nhiều so với việc nhận lương. Là một nhà báo, khoảng thời gian được tiếp cận với thông tin, với muôn mặt xã hội, cảm giác đọc “thành quả” của mình với bút danh trên mặt báo… sung sướng hơn việc lĩnh nhuận bút. Những người đam mê câu cá đều khẳng định họ thích không gian tĩnh lặng (để nghĩ suy giải quyết các vấn đề nhức nhối) khi chờ cá đớp mồi hơn là việc câu được cá. Họ đùa rằng: “Tôi bị cá “câu” thì chính xác hơn.”

Ngày nay, hiện tượng các bạn trẻ nhảy việc đã trở nên phổ biến. Họ "nhảy" liên tục trong thời gian ngắn để chạy theo những ngành nghề nóng nhất, thu nhập cao, thời thượng…
Muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống, muốn “sành điệu”, theo kịp thời đại, muốn thử thách… là những nhu cầu chính đáng của mỗi người! Thế nhưng, nhảy việc liên tục lại làm lãng phí chính thời gian của bạn, bởi bạn sẽ không kịp tận dụng và phát triển hết những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được qua các công việc trước đó. Thậm chí có người “nhảy” sang làm những việc không đúng với đam mê, sở trường, dẫn đến những chuỗi ngày làm việc với tâm lý nặng nề và rồi phải “nhảy” tiếp.
Từ cổ học tinh hoa…
Cổ học tinh hoa có truyện Giữ lấy nghề mình rất thú vị. Truyện kể: Nước Trịnh có người học nghề làm dù được 3 năm rồi đi hành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh bèn chuyển sang học nghề làm gàu tát nước thêm 3 năm nữa. Lúc đó thì trời mưa to, chẳng ai dùng đến gàu, anh đành quay về hành nghề làm dù như trước. Không lâu sau đó, nước có giặc, dân làng đi lính cả, ai cũng phải mặc y phục nhà binh, không cần đến dù. Anh bèn chuyển sang học nghề đúc binh khí. Lúc thành thạo thì giặc cũng đã tan. Anh thì già quách rồi.
Lưu Cơ bình rằng: "Nghề nghiệp thành hay bại dù là lỡ thời cũng không nên đổ cho trời đất mà tất cả do người. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả không sai. Người có gan, đam mê công việc thì dù lỡ thời vẫn vững tin giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, chẳng chóng thì chầy cũng có đất dụng. Chớ cứ nay nghề này, mai nghề khác, như hòn đá lăn mãi không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già rồi mà chẳng tinh thông gì cả. Chẳng ai tin tưởng tay nghề mình nữa".
… Đến lời khuyên của ông tổ phong trào hướng đạo sinh thế giới
Baden Powell, ông tổ của phong trào hướng đạo sinh thế giới từng nói: “Điều thích thú của việc đi săn là “đánh hơi” và theo dấu mà tiến tới chứ không hẳn phải là việc giết được con mồi. Khi còn trẻ, chưa có chỗ làm, tôi chấp nhận lấy chỗ nào gặp trước, giữ đó cho đến khi gặp chỗ tốt hơn. Với con giun, anh có thể câu được con tôm, với con tôm, anh có thể câu được con cá. Với con cá, anh sẽ câu được con rái. Con vật này có tấm da đáng giá đây. Đó là lời khuyên của một thương gia tự tạo lấy cơ nghiệp của mình. Nếu tấm da đó làm được áo ấm cho kẻ khác, điều này đồng nghĩa anh đã thành công. Chẳng những anh kiếm ra tiền mà còn làm việc có ích cho kẻ khác”.
Quan điểm trên của Powell rất chí lý, nhấn vào 2 yếu tố quan trọng của công việc: lòng đam mê và giá trị công việc. Nếu bạn xem việc săn được con mồi là ngày lĩnh lương (hay thành quả công việc đạt được) thì chính việc theo dấu con mồi là niềm đam mê công việc của bạn.
Bạn là chuyên viên PR, hẳn việc viết thông cáo báo chí, giao tế cùng các phóng viên báo đài, xử lý khủng hoảng… thú vị hơn nhiều so với việc nhận lương. Là một nhà báo, khoảng thời gian được tiếp cận với thông tin, với muôn mặt xã hội, cảm giác đọc “thành quả” của mình với bút danh trên mặt báo… sung sướng hơn việc lĩnh nhuận bút. Những người đam mê câu cá đều khẳng định họ thích không gian tĩnh lặng (để nghĩ suy giải quyết các vấn đề nhức nhối) khi chờ cá đớp mồi hơn là việc câu được cá. Họ đùa rằng: “Tôi bị cá “câu” thì chính xác hơn.”
Và đừng quên giá trị công việc của bạn đối với lợi ích của mọi người như lời khuyên của Powell. Là một chuyên viên IT, bạn có quyền tự hào một điều đơn giản là ngăn chặn virus xâm nhập vào “công việc” của các đồng nghiệp; là một giáo viên, bạn đang truyền đạt kiến thức cho một thế hệ tương lai của đất nước… Chắc chắn rằng cảm giác được làm một việc quan trọng và hữu ích cho xã hội sẽ tốt hơn rất nhiều so với cảm giác chỉ đơn thuần là có một công việc yêu thích để làm (hoặc mang lại thu nhập mong muốn).

NHỮNG ĐIỀU LÃNG PHÍ NHẤT


Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình. 
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của mình bạn nhé.
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho những ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì.
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành Giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vuột khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy.

90 GIÂY THÌ BẰNG BAO NHIÊU... GIÂY?

Đối với những buổi tiệc xã giao hay các hoạt động ngoài công việc, thường thì bạn sẽ không bị xét nét về mặt thời gian. Tại nhiều nước, đến muộn trong các bữa tiệc hoặc bữa ăn tối là điều cần thiết. Bạn có thể thoải mái xuất hiện tại một bữa tiệc ở Mexico trễ hai giờ so với giờ hẹn, trong khi nếu đến đúng giờ bạn có thể sẽ bị coi là thô lỗ và háu đói.

Bạn là một doanh nhân, bạn sắp có một cuộc hẹn quan trọng và nếu đang ở Bắc Kinh (Trung Quốc), bạn có thể đến muộn 90 giây, sẽ không ai để ý đến sự chậm trễ đó. Nhưng nếu đang ở Berlin (Đức), bạn đã thực sự xúc phạm đến người mà bạn hẹn gặp rồi đấy. Hãy cùng "dạo" một vòng để biết trên thế giới 90 giây thực sự là bao nhiêu giây.
Thời gian và con người, ai là "nô lệ" của ai?
Đầu tiên là những nước ở Nam Âu, Mỹ Latinh, châu Phi và khu vực Trung Đông. Tại những khu vực này, thời gian là nô lệ của con người, ý nghĩ con người bị chi phối bởi chiếc đồng hồ là điều nực cười và ngớ ngẩn. Tất nhiên, với người dân ở những nước này, đến đúng giờ vẫn là điều tốt nhưng nếu bạn gặp vấn đề và đến muộn thì cũng không đáng kể.
Chẳng hạn, ở Paris (Pháp), nếu đang trên đường tới một cuộc hẹn và tình cờ gặp mặt người bạn thân, bạn nên dừng lại thăm hỏi họ đôi câu thay vì vội vã chạy đi vì sợ trễ.90giay.jpg Còn ở Na Uy, Áo, Bỉ, dù có đến muộn hơn nữa giờ đồng hồ, bạn vẫn được coi là đã đến đúng giờ. Hào phóng hơn nữa về thời gian là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia và một phần lớn các nước ở Mỹ Latinh, họ sẽ chẳng lấy làm tức giận hay cảm thấy bị xúc phạm ngay cả khi bạn đến trễ một giờ đồng hồ nếu có lý do chính đáng.
Đối với nhiều quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Châu Phi, và nhiều nước ở châu Á, đến đúng giờ chưa bao giờ là một vấn đề đáng phải suy nghĩ. Ở đây, người ta có thể đến muộn hàng giờ, thậm chí không đến mà không phải lo bị đánh giá là thiếu lịch sự hoặc thiếu chuyên nghiệp.
Tôi chỉ làm việc với người đúng giờ!
Hẳn bạn cũng đã nghe qua, ở Hoa Kỳ (Mỹ) thời gian chính là tiền bạc, thậm chí thời gian giống như một tài sản vô giá với người dân ở đây đặc biệt là những người làm kinh doanh. Tại Mỹ, thời gian dường như không bao giờ là đủ với họ, do đó khi trễ hẹn với một đối tác người Mỹ, đối tác của bạn sẽ cảm thấy họ bị coi thường và bị xúc phạm, tất nhiên, ấn tượng về bạn trong suy nghĩ của họ cũng đã xuống đến một mức thấp mà bạn khó lòng vãn hồi.
Sự đúng giờ tuyệt đối cũng là điều được mong đợi ở Đức, Hà Lan, Phần Lan, Nhật Bản và các nước Bắc Âu. Ở những nước này, tốt hơn hết là bạn nên đến sớm, bởi vì mỗi phút đều có giá trị riêng của nó. Việc đến muộn cũng đồng nghĩa với việc bạn là người không đáng tin và không có khả năng quản lý thời gian, Vậy, bạn có nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục hợp tác với người vừa không đáng tin vừa không giỏi quản lý thời gian của mình không?
So sánh với các nước trên, người Canada, Đan Mạch hay Thụy Điển có phần bớt khắt khe hơn một chút về mặt thời gian. Tại những nước này, bạn có thể được bỏ qua nếu đến trễ không quá năm phút và cho họ một lý do hợp lý.
Đối với những buổi tiệc xã giao hay các hoạt động ngoài công việc, thường thì bạn sẽ không bị xét nét về mặt thời gian. Tại nhiều nước, đến muộn trong các bữa tiệc hoặc bữa ăn tối là điều cần thiết. Bạn có thể thoải mái xuất hiện tại một bữa tiệc ở Mexico trễ hai giờ so với giờ hẹn, trong khi nếu đến đúng giờ bạn có thể sẽ bị coi là thô lỗ và háu đói.
Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng, các quy tắc trên đều có thể thay đổi và trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, sự chính xác về giờ giấc trong công việc hầu như đã trở thành "luật" bất thành văn trên khắp thế giới. Do đó, bạn nên linh hoạt thích ứng và biết "nhập gia tùy tục" để tạo được ấn tượng tốt đối với mọi người.

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÁC TRIỆU PHÚ TRẺ


8. "Gãi trúng chỗ ngứa": Đại gia Kelli Fox thu lợi hàng tỉ đô la từ công nghệ... bói toán, vốn mơ hồ nhưng rất rộng đất dụng võ. Sonia Amoroso hốt bạc trong ngành kinh doanh thuốc bổ, tăng lực còn McEvoys khôn ngoan tấn công thị trường giảm mập và tha hồ đếm tiền!

Tuần báo kinh tế nổi tiếng của Úc BRW (Business Review Weekly) công bố danh sách Young Rich gồm 90 triệu phú trẻ giàu nhất đất nước kangaroo. Các triệu phú U.40 là những người trẻ phất lên cực kỳ nhanh, sở hữu những công ty có tốc độ phát triển chóng mặt, và có những bí quyết phá cách rất độc đáo để đưa tên mình vào hàng ngũ những người giàu nhất.
1. Bộ máy nhỏ, gọn: Không cần nhiều nhà máy, đất đai, trang thiết bị đồ sộ, các triệu phú trẻ gạt bỏ mọi thứ rườm rà, chỉ chăm chút cho công ty chủ lực - một và chỉ một.
2. Không tình cảm: Trong khi các bậc tiền bối The Rich 200 xây dựng những công ty để gắn bó cả đời với chúng, những triệu phú U.40 luôn tính sẵn đường... chạy cho những công ty của mình: xây dựng thương hiệu, phát triển lớn mạnh và... bán.
3. Nhưng cũng rất... tình cảm: Các ông chủ trẻ rất được lòng nhân viên dưới quyền và biết cách đoàn kết nội bộ. Bằng chứng điển hình là khi Mark Fawcett, một Young Rich, chuyển toàn bộ công ty từ Sydney sang Wollongong, cả tập thể 64 nhân viên và toàn thể gia đình họ đã vui vẻ dọn nhà theo anh.
4. Táo bạo: Trong khi nhiều tập đoàn rút chân khỏi những thị trường kinh tế chật chội ở châu Á, những đại gia trẻ của Young Rich tiến công thẳng vào thị trường này. Tom Potter của Eagle Boys; đã mạnh dạn khuếch trương sản phẩm pizza của mình tại Malaysia, Hồng Kông và các nước châu Á khác.
5. Không thèm làm thuê: Những người trẻ giàu có này đều từ chối làm "người làm thuê số 1" cho các tập đoàn lớn mà tự mình gầy dựng những công ty dù rất nhỏ.
6. Xây dựng thương hiệu: Đây là phương châm hàng đầu của những người giàu trẻ tuổi - phát triển mạnh khâu marketing. Những thương hiệu nổi tiếng luôn đi kèm với doanh thu khổng lồ: Boost Juice, Dodo...
7. Đại học là... chuyện nhỏ: Thậm chí là quá nhỏ, bởi rất nhiều thành viên Young Rich "ra trường sớm" mà "không thèm lấy bằng" nhưng vẫn thành công rực rỡ.
8. "Gãi trúng chỗ ngứa": Đại gia Kelli Fox thu lợi hàng tỉ đô la từ công nghệ... bói toán, vốn mơ hồ nhưng rất rộng đất dụng võ. Sonia Amoroso hốt bạc trong ngành kinh doanh thuốc bổ, tăng lực còn McEvoys khôn ngoan tấn công thị trường giảm mập và tha hồ đếm tiền!
9. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đây là bí quyết duy nhất mà các đại gia U.40 của Young Rich còn đang... phấn đấu, vì họ vẫn chưa đạt được. Rất nhiều triệu phú trẻ than phiền rằng họ phải làm việc ngày đêm, không nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè... gì cả. Xét cho cùng, đầy đủ đến mấy mà mất thăng bằng trong cuộc sống đời thường thì vẫn còn thiếu hụt. Nói như nhà biên kịch Neil Simon: "Tiền bạc cũng đem đến niềm vui, nhưng cứ lao vào kiếm tiền suốt ngày thì... vui hổng nổi!".

4 ĐIỀU CÓ THỂ HỌC TỪ NGƯỜI NHẬT


Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.

Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công.
Tôn trọng quyết định của nhóm
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.
Chúng ta học được gì từ đó? 
 Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
Học cách nói giảm nói tránh
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Chúng ta học được gì từ đó? 
 Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác.
Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối. Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút.
Chúng ta học được gì từ đó? 
 Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
Duy trì liên lạc
Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.
Chúng ta học được gì từ đó? 
 Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng.
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.